Chào mừng bạn đến với Trang Du lịch ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái

Tục kéo vợ của dân tộc Mông.

23/11/2015 12:00:00 SA

1027: view


Sau khi đôi trai gái tìm hiểu nhau người con gái đồng ý người con trai tự kéo vợ, hay rủ thêm bạn để kéo cô gái về nhà mình. Khi kéo được cô gái về nhà, gọi một người trong dòng họ  lấy con gà trống đứng cạnh cửa khi người con gái bước vào, người cầm con gà trống đi theo người con gái đó là gọi hồn và  đọc lời báo với tổ tiên dòng họ là: Từ nay người con gái  đã là con của dòng họ, Gia đình nhà trai cử một người đi báo cho gia đình nhà gái biết, sau 3 ngày gia đình nhà trai đi hỏi, nếu ai bên đồng ý thì sắp xếp thời gian tổ chức lễ ăn hỏi.

Nghi thức lễ vật:  Sau khi đôi trai gái tìm hiểu và quyết định lấy nhau, họ tìm người biết rõ phong tục tập quán, biết cách nói năng cùng một người bạn của người con trai gọi là đi hỏi vợ cho bạn. Trước ngày ăn hỏi nhà trai phải thông báo cho nhà gái biết về thời gian nhà trai đến.

Các bước của lễ hỏi: Chọn ra Hai người hiểu phong tục tập quán, Gọi là Mênh Công, cùng hai con trai (rể và phù rể) mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm: Một đôi gà, một cái ô, hai chai rượu. Khi đến nhà gái hai ông Mênh Công lấy rượu rót cho mỗi người một chén kể cả khách ( riêng bố mẹ, ông bà mỗi người hai chén) rồi mới xin phép ông bà cha mẹ họ hàng cho phép đôi trai gái lấy nhau.

Nếu đồng ý cho phép thì  đôi trai gái ra tiếp chuyện. gia đình hỏi  đôi trai gái có đồng ý lấy nhau không. Nếu không  đôi trai gái đồng ý thì lấy đôi gà mang sang thịt ăn rồi cho con gái theo con trai về nhà trai. Nếu không đồng ý thì bắt đôi gà khác thịt ăn. Người con gái theo chàng trai về nhà khoảng từ 3 đến 7 ngày , nhà trai phải  sang nhà gái tổ chức bữa ăn đầu tiên, rồi nhà gái yêu cầu nhà trai về những lễ vật cho  nhà gái và cô dâu  Việc cưới do hai nhà trai quyết định thời gian. 

 

Kết quả hình ảnh cho Tục kéo vợ của dân tộc Mông.

Lễ cưới: Sau khi thống nhất cụ thể về thời gian tổ chức lễ cưới, nhà trai về chuẩn bị đủ lễ vật và các lễ vật như đã ước hẹn,  mang đến trước ngày cưới bên nhà gái khoảng một đến hai ngày. Lễ vật thường là tiền mặt ,và các lễ vật phong tục như: vòng cổ, vòng tay bằng bạc, áo.

Thịt lợn từ 60 đến 80kg,  rượu cũng tương ứng với số thịt ấy, kèm theo một phù dâu. Trong ngày cưới cô dâu không phải làm gì. Chú rể phải  nghe theo các Mênh Công hát những bài hát của dân tộc về cưới xin, và phải quỳ lậy ông bà cha mẹ anh em chú bác  trong gia đình nhà gái để cám ơn.

Cưới ở nhà trai: Nhà trai chuẩn bị cho lễ cưới đồng thời tổ chức một đoàn sang nhà gái thường là tám đến mười người đưa dâu sang nhà gái và đón dâu về nhà trai, trong đó phải có hai ông mềnh dềnh đi cùng. Bên nhà gái cũng có đôi Mênh Công để đón đoàn nhà gái họ trao lễ vật và dự lễ cưới bên nhà gái lễ cưới diễn ra trong hai ngày.

Trang phụ cô dâu chú rể: Cô dâu mặc váy áo đội khăn có đủ màu sắc sặc sỡ, đi giày vải (theo cổ truyền dân tộc) Chú rể mặc quần áo truyền thống dân tộc mới may, chú rể và phù rể không được đi giày, dép.

Nghi thức đón dâu: Hai Mênh Công của nhà trai và hai Mênh Công của nhà gái hát đối với nhau, họ hát những bài cổ truyền dạy cho chú rể quỳ lạy ông bà cha mẹ và gia đình cả những người đến dự đám cưới.

Trong khi đó nhà gái chuẩn bị cho con gái về nhà chồng đón dâu, cô dâu chú rể đi trước sau đó là Mênh Công và những người đi đưa đón dâu. Đây là một phong tục đặc trưng riêng của dân tộc Mông Mù Cang Chải nói riêng và dân tộc Mông nói chung.

 

Các tin khác

1-5 of 6<  1  2  >

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH

Bản đồ du lịch

Du khách chia sẻ