23/11/2015 12:00:00 SA
1141: view
Người Mông ăn tết chung với Nguyên và tổ chức các trò chơi dân gian giải trí như: Chọi dê, đánh quanh, ắnn nỏ, đẩy gậy, kéo co, ném pao, hát giao duyên, thổi khèn, thổi sáo, kéo nhị, cưới hỏi, hội Gào tào. Thanh niên nam nữ ăn mặc đẹp, rủ nhau đi chơi, thổi kèn lá, kèn môi, ném pao, hát đúm. Ngày tết còn có ý nghĩa là ngày hội giao duyên của các đôi trai gái. Hàng năm vào ngày 30 tết, người Mông đóng 1 tập giấy bản vào vách, khi mổ gà cúng, lấy lông gà chấm vào tiết dính lên trên tập giấy đó. Người Mông nơi đây quan niệm thần nhà là biểu tượng cho sự đầy đủ, giàu sang. Ngày tất niên, họ trang trọng làm lễ cúng thần nhà, để tỏ rõ sự biết ơn và cầu xin thần nhà phù hộ cho một năm mới tốt đẹp.
Người Mông có rất nhiều các nhạc cụ sử dụng trong ngày lễ tết, nhưng khèn là một nhạc cụ đặc trưng nhất của đồng bào dân tộc Mông nói chung và đồng bào Mông ở Mù Cang Chải nói riêng, khèn đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mông nơi đây.
Ai đã từng một lần lên đến bản Mông trên Mù Cang Chải, hẳn sẽ không khỏi bồi hồi hưng phấn bởi âm thanh dập dìu của tiếng khèn. Ở đó có tiếng vi vu dạt dào của gió, có hơn ấm của bếp lửa hồng, có hương say nồng đậm hương vị của núi rừng, và hơn thế du khách sẽ được đắm mình vào những âm thanh biểu cảm ấy, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn hơi ấm của đại ngàn để làm thêm dạo rực, nâng nâng trước mùa xuân.
Mùa khởi đầu cho một vòng xoai mới của đất trời, tiếng khèn chiên vênh trên vách đá vút lên xa tít bồi hồi như đất trời tỏa nắng. Dần dần theo thời gian chiếc khèn trở thành vật bất ly thân của người Mông Mù Cang Chải. Xuống chợ hay lên nương các chàng trai Mông luôn mang chiếc khèn bên mình như một người bạn chi kỷ, tùy theo sở thích của người thổi ma người ta chế tác cây khèn với những kích cỡ khác nhau. Với một đoạn gỗ Pơmu dài khoảng 90 cm làm bầu chính, và 6 ống trúc dài ngắn khác nhau tượng chưng cho 6 anh em trong một gia đình cha mẹ mất sớm, cây trúc để làm khèn phải là cây trúc đinh dóng dài, thân chắc thì âm thanh của khèn mới có độ vang.
Để trang trí người ta dùng vỏ cây đào rừng để lắp khuy, tạo hình tạo dáng cho cây khèn. Khèn là loại nhạc cụ đa thanh, đa âm sắc với tiết tấu linh hoạt, cùng một lúc người chơi có thể thổi được nhiều âm, khi trầm, khi bỏng, khi déo dát cao vút, lúc lại mênh mang lãng đãng như sương chiều, tiếng khèn theo đồng bào lên nương xua đi những nhọc nhàn, vất vả. Tiếng khèn rộng rã trong ngày hội như báo hiệu một cuộc sống ấm no, và tiếng khèn tha thiết gọi bạn tình đến bên nhau. Vì vậy tiếng khèn Mông được mệnh danh là thứ “âm thanh của núi rừng”.
BBT