Chào mừng bạn đến với Trang Du lịch ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái

Văn hoá ẩm thực của người Mông.

23/11/2015 12:00:00 SA

1028: view

Cùng với việc tiếp thu các nét văn hoá ẩn thực đặc sắc của các dân tộc khác, hiện nay đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải vẫn lưu giữ và không ngừng phổ biến những nét văn hoá ẩn thực độc đáo của dân tộc mình với bạn bè trong và ngoài nước tiêu biểu cho văn hoá ẩn thực của đồng bào Mông nơi đây là các món ăn như:

- Bánh dày chấm mật ong: Bánh dày dẻo thơm được làm nên từ những hạt gạo trắng nõn nà tựa như những cô gái người Mông được đồng bào Mông dùng trong rất nhiều nghi lễ như: Một số dòng họ dùng để dỗ người đã khuất, hay trong đám cưới được nhà trai mang đi làm quà cho nhà gái, trong dịp tết để cúng tổ tiên.

Khi dã bánh đòi hỏi người dã có phải sức khoẻ dã nhanh sao cho xôi không nguội thì mới dã được nhuyễn bánh mới ngon, kiểm tra thấy được thì dùng đũa cả to lấy từ trong máng ra. Khi dùng tay lấy để không dính tay lấy lòng đỏ trứng gà đã luộc chín xoa qua tay và mẹt, đồng thời chống mốc cho bánh được lâu. Một người lấy xôi đã dã nhuyễn trong máng ra lăn tròn chuyển cho những người khác ấn xuống mẹt thành hình tròn có chu vi khoảng 20cm. Khi xong chủ nhà lấy bánh chia cho những người có mặt trong gia đình đó mỗi người một miếng và rót mật ong ra chấm ăn. Vị thơm của gạo nếp lẫn với vị thơm ngọt của mật ong tạo vị ngọt bùi của hai hương vị mật ong với bánh dày.

- Pá Phủa (Bánh nở) Pá phủa đơn thuần chỉ là một loại bánh ăn hằng ngày của đồng bào Mông vùng cao.

Với cuộc sống du canh du cư chủ yếu là trồng những cây ngắn ngày và trồng sen cẽ với nhau, đồng bào Mông trồng lẫn với ngô là cây đỗ tương để chế biến món ăn hằng ngày thường thì chỉ là món Tào phớ (Tảu bằng). Dần dần người Mông đã biết lấy đậu tương ngâm say nhỏ cùng với gạo tẻ, gạo nếp sôi lên chộn với nhau theo một tỷ lệ phù hợp sao cho bánh khi chín ăn vừa thơm và ngọt thì đem đi ủ khoảng 4 - 5 tiếng. Sau khi ủ lấy lá chuối gói thành từng bánh vừa phải đem đi hấp chín lấy ra ăn. 

- Bánh thịt quấn mỡ chài, lá zù (Dân tộc Mông MCC). Trong dịp tết cổ truyền của đồng bào Mông cứ mỗi năm hết tết đến nhà nào cũng mổ lợn để cúng tổ tiên và mời anh em, bạn bè, hàng xóm đến ăn chúc cho nhau vụ năm sau sẽ cao hơn năm trước.

Trong bữa cơm ngày tết của đồng bào Mông chủ yếu là những món: Luộc, thịt sào gừng, thịt giang, thịt nướng đặc biệt món không thể thiếu trong mâm cơm đó là món Pá zù. Pá zù được làm thịt lợn băm nhỏ chộn với da vị, lá zù là da vị chính được gói bằng màng mỡ đem gián chín vỏ ròn vàng khi ăn mùi vị của lá zù tạo nên mùi vị thơm.

- Cá khuy nướng quấn lá nhội. (Dân tộc Thái MCC). Từ thời xa xưa tổ tiên ông bà truyền lại cho thế hệ sau một câu truyện truyền đến tận sau này về loài cá khuy. Thủa xửa truyện kể rằng khi Ngọc Hoàng cho con người xuống trần gian và được mang theo 1 loài vật để nuôi sống con người. Khi đó có chim và cá khuy xung phong cùng con người xuống trần, được Ngọc Hoàng hỏi làm thế nào để nuôi sống con người thì chim trả lời trên 1 cây chim có thể làm được 7 tổ để đẻ trứng nuôi con người, cá khuy trả lời tuy bé nhỏ nhưng cá phát triển mạnh đẻ nhiều trứng 1 lần đẻ trứng có thể nuôi sống nhiều người. Vì vậy Ngọc Hoàng cho cá khuy cùng con người xuống trần và quy định mỗi bữa con người chỉ được ăn 9 con nhưng con người khôn nói lại với Ngọc Hoàng có nhiều ăn nhiều có ít ăn ít.

Chính vì vậy dân tộc Thái cá khuy cũng là 1 loài vật thiêng và đồng thời cũng là một loài có thể nấu thành nhiều món ăn như: Cá khuy kho với hành, hạt dổi, húng chó-hom lang; Cá nướng ăn với xôi; Cá khuy nướng quấn lá nhội là một món ăn mà gần đây mới phổ biến, cây nhội là 1 loại cây được trồng làm thuốc và bóng mát lá quấn với cá khuy nướng khi ăn có vị chát làm giảm độ tanh nhai có vị hơi ngọt ở lưỡi và thơm, vì vậy mà được rất nhiều người ưa thích.

Có thể nói ngon không gì bằng và được viết thành câu thơ như sau: 

Sướng cơ khảu hài pái pa

Sướng cơ khảu na vái sáy

Sướng cơ hún cáy xé hù

Dịch là:

Ăn ngon như gạo nếp nương với cá khuy nướng

Ăn ngon như nếp ruộng trắng với trứng luộc

Sướng như lông gà ngoái tai.

 

Kết quả hình ảnh cho Văn hoá ẩm thực của người Mông.

Với những hương vị trên không thể không nói đến đó là rượu, du khách khi đã một lần đi qua La Pán Tẩn và được thưởng thức rượu thóc La Pán Tẩn hay rượu Sơn tra đều không thể quên.

- Rượu thóc La Pán Tẩn: Theo quan niệm của người mông trong một năm lao động sản xuất, thu hoạch mùa màng bội thu đã tạo ra những hạt thóc để phục vụ đời sống thường ngày. Nên mỗi khi cúng tổ tiên ngoài cơm ra phải có cả đồ uống, chính vì vậy từ đó đồng bào Mông biết lấy thóc ủ men đem nấu thành rượu dâng lên tổ tiên và mong phù hộ mưa thuận gió hoà vụ mùa năm sau cao hơn năm trước.

Rượu được nấu từ thóc cộng với vị thơm dịu của men do đồng bào Mông tự làm cùng với vị ngọt của hạt thóc ruộng bậc thang La Pán Tẩn, rượu thóc dễ uống sau khi uống không gây cho người uống có cảm giác đâu đầu từ đó tạo nên một thức uống được rất nhiều người ưa thích. Với đồng bào mông mới đầu chỉ đơn thuần là vậy cho đến bây giờ nó đã trở thành một loại hàng hoá được đem trao đổi.

- Rượu Sơn tra: Quả Sơn tra chín được thu về rửa sạch gọt bỏ 2 đầu, vừa gọt vừa ngâm với nước vôi trong để làm cho mất đi vị chát nhưng vẫn giữ màu của quả Sơn tra. Khi gọt xong  vớt ra rửa lại với nước sạch sau để ráo cho vào bình to nhỏ tuy người ngâm khi đó mới đổ rượu vào ngâm sao cho ngập quả thì quả mới không bị thâm. Rượu ngâm đòi hỏi phải là rượu ngon không pha thì khi uống rượu mới có vị thơm của quả Sơn tra, rượu ngâm với quả Sơn tra có màu vàng óng.

- Mật ong: Y học đã chứng minh mật ong có tác dụng mát gan, an thần, tăng cường sức đề kháng sau khi ốm, chữa được bệnh ho, cảm cúm, mất ngủ, chữa bỏng da; Ngâm rượu uống có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa bệnh đường ruột.

-Mèn mén: Là món ăn phổ biến của người Mông. Mèn mén được làm từ bột ngô. Kết hợp với canh rau bí, mèn mén thật sự là món ăn dân dã, độc đáo của đồng bào Mông.

Thịt lợn treo gác bếp: đó là một hình thức bảo quản thực phẩm, nhất là thực phẩm trong những ngày tết. Sau khi mổ xong lợn, ngoài phần thịt thiết đãi khách, phần còn lại chủ nhà cho ướp muối và treo lên gác bếp để ăn dần. Thời gian treo lên có thể lên đến 3 - 4 tháng (thời gian treo càng lâu, thịt càng thơm hấp dẫn).

 

BBT

Các tin khác

1-5 of 6<  1  2  >

NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH

Bản đồ du lịch

Du khách chia sẻ